Lương không chỉ là quyền lợi chính đáng của người lao động mà còn là yếu tố then chốt giúp duy trì và phát triển mối quan hệ lao động bền vững. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều nhân sự đặt ra câu hỏi liệu công ty có được phép giữ lương nhân viên không thì Grabjob sẽ giải thích chi tiết đến bạn trong bài viết này.
Vậy công ty có được phép giữ lương nhân viên không?
Lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Lương thường được chia thành nhiều loại, bao gồm lương cơ bản, lương thưởng và các khoản phụ cấp khác.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nhiều nhân sự thường đặt ra câu hỏi liệu công ty có được phép giữ lương nhân viên không thì theo khoản 1 điều 94 Bộ luật Lao động, tiền lương phải được người sử dụng lao động trả đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
Do đó, ngoại trừ những khoản khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và chi phí đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật thì công ty không được phép giữ lương nhân viên. Nếu công ty cố ý giữ lương mà không có lý do chính đáng, điều này sẽ vi phạm pháp luật và công ty có thể bị xử phạt.
Tiền lương phải được người sử dụng lao động trả đầy đủ, đúng hạn cho người lao động
Công ty giữ lương nhân viên có bị xử phạt không?
Việc chi trả lương đúng hạn và đầy đủ là quyền lợi cơ bản của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động. Các quy định pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng về điều này.
Việc công ty không chi trả lương cho người lao động đúng hạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Theo khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
…
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
…
Do đó, việc công ty giữ lương nhân viên sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm và điều này đã được nêu rõ trong văn bản pháp luật hiện hành.
Việc công ty giữ lương nhân viên sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật
Khi bị giữ lương nhân viên cần phải làm gì?
Công ty giữ lương nhân viên là trường hợp bất hợp pháp. Tuy nhiên, nếu phải đối mặt với tình huống bị giữ lương, điều quan trọng là nhân viên cần hiểu rõ quyền lợi của mình và cần thực hiện các bước sau:
- Thương lượng trực tiếp với công ty: Trước tiên, nhân viên nên cố gắng thương lượng trực tiếp với công ty để giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Thương lượng không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn có thể duy trì mối quan hệ lao động tốt đẹp.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ công đoàn: Nếu việc thương lượng trực tiếp không mang lại kết quả, nhân viên có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công đoàn hoặc các tổ chức bảo vệ quyền lợi lao động. Những tổ chức này có thể cung cấp lời khuyên và hỗ trợ cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Khiếu nại lên cơ quan chức năng: Trong trường hợp các biện pháp trên không hiệu quả, nhân viên có quyền khiếu nại lên các cơ quan chức năng như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính. Đây là bước cuối cùng để đảm bảo quyền lợi của nhân viên được bảo vệ một cách toàn diện.
Việc hiểu rõ liệu công ty có được phép giữ lương nhân viên không sẽ giúp người lao động có những hành động phù hợp để bảo vệ quyền lợi của mình.
Xem thêm: [Giải đáp] Khi nào thì công ty có quyền trừ lương nhân viên?
Người lao động cần làm gì để tránh rủi ro về lương
Ở mục trên, Grabjob đã trả lời câu hỏi công ty có được phép giữ lương nhân viên không và nếu như bị giữ lương thì người lao động sẽ cần phải làm gì? Nhưng để tránh những rủi ro không đáng có, người lao động cần phải chú ý 2 điều dưới đây để có thể bảo vệ quyền lợi của mình nếu xảy ra tranh cãi về lương:
- Đọc kỹ hợp đồng lao động: Trước khi ký kết hợp đồng lao động, nhân viên nên đọc kỹ các điều khoản liên quan đến tiền lương, thời hạn trả lương và các khoản khấu trừ để hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Lưu giữ tài liệu chứng minh công việc và lương: Nhân viên nên lưu giữ các tài liệu như hợp đồng lao động, phiếu lương, và các giấy tờ liên quan để có bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp về lương.
Việc nắm rõ và thực hiện đúng các bước này sẽ giúp nhân viên bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc bị công ty giữ lương một cách không hợp pháp.
Nhân viên nên đọc kỹ hợp đồng lao động trước khi đặt bút ký xác nhận
Trong bài viết này, Grabjob đã giải thích cho bạn những vấn đề liên quan đến câu hỏi “công ty có được phép giữ lương nhân viên không?”. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ được những quy định của pháp luật về quyền của người lao động đối với vấn đề lương.
Nếu như bạn cảm thấy hứng thú với những chủ đề liên quan về những chủ đề tương tự, hãy ghé qua mục “Bản tin HR” tại Grabjon.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến người lao động nhé.